Mẫu Thiết Kế Thang Máy Cho Ngôi Nhà Hiện Đại

Thang máy ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình với giá thành ngày càng rẻ, hiện đại, sử dụng an toàn, chi phí vận hành tiết kiệm. Vậy làm sao để thiết kế đặt vị trí thang máy vào ngôi nhà sao cho phù hợp, sử dụng thuận tiện và hiện đại?

Mô tả chi tiết

1. Mẫu thiết kế thang máy cho nhà hiện đại.

Thiết kế nhà có thang máy với 1 mặt tiền được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại. Hồ sơ thiết kế và thi công sẽ có vị trí đặt thang máy để bạn có thể thi công và lắp đặt dễ dàng. Nếu bạn sớm xác định nhu cầu sử dụng của thang máy gia đình thì ngay từ khâu chuẩn bị thiết kế thì kiến trúc sư sẽ dành cho ngôi nhà một khoảng không gian để lắp đặt và sử dụng.

Ngôi nhà hiện đại được lắp đặt thang máy bên trạnh thang bộ. Đây là một trong số những cách thức lắp đặt phổ biến hiện nay được nhiều công trình áp dụng thực hiện. Đặc biệt được áp dụng trong nhiều công trình xây dựng nhà ống, nhà phố, và những công trình có mặt tiền hẹp nhưng lại có chiều sâu lớn. Khi đó, giống như trong mẫu thiết kế nhà có thang máy 7 tầng này thì thang máy thường được bố trí ở giữa nhà, mỗi tầng sẽ được chia đều cho không gian sử dụng trong nhà. Cầu thang bộ sẽ được bố trí ngay bên cạnh thang máy như bản vẽ thiết kế trên quy định!

 

Thang máy đặt cạnh thang bộ

2. Mẫu thiết kế thang máy cho ngôi nhà rộng.

Mẫu thiết kế nhà có thang máy đẹp được thi công thang máy ở gần với nhà vệ sinh, sau đó mới đến khu vực của thang bộ. Thang bộ được đặt ở vị trí trong cùng, đưa ra ngoài, được thiết kế dựa theo hình dạng thực tế của lô đất xây dựng.

Công năng sử dụng của những mẫu thiết kế nhà có thang máy thường được tích hợp rất nhiều. Do chiều cao tầng, số lượng phòng ốc nhiều nên các phòng chức năng được ưu tiên để dành cho việc cho thuê, kinh doanh hoặc buôn bán. Một phần để phục vụ cho nhu cầu sử dụng và sinh hoạt của gia đình. Thiết kế thang máy cũng làm tăng tính biệt lập giữa các tầng trong ngôi nhà, ít gây ảnh hưởng đển hoat động của các tầng khác và là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và sinh hoạt trong gia đình.

 

Thang máy được đặt gần nhà vệ sinh

=> Tìm Hiểu Về Thang Máy Kính Gia Đình

=> Kích Thước Thang Máy Gia Đình Là Bao Nhiêu?

3. Mẫu thiết kế thang máy phong cách tân cổ điển.

Một trong những cách bố trí, lắp đặt thang máy trong thiết kế nhà ở là đặt thang máy ở giữa thang bộ giống như cách thức lắp đặt thang máy như trên. Phương án lắp thang máy ở giữa thang bộ phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể như sau:

Đối với nhà ở dự án: Thông thường, loai nhà ở này được chủ đầu tư bàn giao thô có thể có hoặc không có hố thang máy. Tùy thuộc vào thiết kế của từng khu nhà ở. Chủ nhà nếu có ý định sử dụng thang máy thì vị trí đầu tiên nên xem xét lắp đặt chính là vị trí của khu vực giếng trời, nằm giữa của cầu thang bộ.

Đối với các nhà ở thông thường đang sử dụng nếu chưa có hố thang máy chờ sẵn thì nên tận dụng khoảng giếng trời ở giữa thang bộ để thi công và lắp đặt thang máy.

Đối với các công trình có yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư muốn thiết kế, sắp xếp vị trí thang máy ở giữa thang bộ

Đối với các công trình cần tiết kiệm diện tích sử dụng, việc đặt thang máy giữa thang bộ sẽ giúp tiết kiệm được một khoảng diện tích sử dụng khá đáng kể!

 

Thang máy đặt giữa lòng thang bộ

4. Ưu điểm của thang máy đặt cạnh thang bộ

Khu vực cầu thang bộ vẫn có giếng trời thông từ tầng 7 xuống tầng 1 nên tạo cho không gian sử dụng trong nhà sự thoáng đãng và tiện nghi. Việc thiết kế, sắp đặt vị trí thang máy trong nhà như thế cũng sẽ đảm bảo được mục đích lấy sáng, giúp lưu thông được không khí trong ngôi nhà.

Nếu như làm thang bộ bên cạnh thì chi phí của phần cầu thang bộ sẽ tốn kém nhiều chi phí đầu tư hơn. Do việc phải làm phần tay vịn. Thế nhưng khi đó, hạng mục thang bộ trong thiết kế nhà có thang máy lại có tính độc lập, vừa đạt được giá trị về mặt công năng sử dụng mà lại vừa đảm bảo được yêu cầu về tính thẩm mỹ và nếu bạn có điều kiện đầu tư thì việc tạo nên điểm nhấn cho không gian thang bộ đầy ấn tượng như thế này cũng là cách để tạo nên được dấu ấn đặc biệt cho công trình cần được thi công như vậy.

Lắp đặt thang máy gia đình

=> Tìm Hiểu Về Thang Máy Mini Kích Thước Nhỏ Nhất

=> Thang Máy Liên Doanh Sự Lựa Chọn Của Các Hộ Gia Đình.

5. Nhược điểm của thang máy đặt cạnh thang bộ.

Nhược điểm của phương pháp này chính là việc không phải công trình nhà dân nào cũng có thể sử dụng được. Đặc biệt là đối với các công trình cần cải tạo. còn nếu như ngay từ khâu thiết kế và thi công ban đầu bạn đã thực hiện theo thiết kế đặt thang máy nằm cạnh thang bộ như trên là điều hợp lý.

Theo phương pháp này, cầu thang bộ trong thiết kế nhà có thang máy sẽ có độ dốc cao hơn so với việc bạn đặt thang máy ở giữa thang bộ.

Đặc biệt, khu vực giếng trời trong thang bộ có thể điểm cộng nhưng cũng là khu vực chứa nhiều nguy hiểm, đặc biệt nếu như gia đình bạn có trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn nên lắp thêm các phụ kiện cho cầu thang bộ để tăng tính an toàn cho việc sử dụng cầu thang bộ.

Và đương nhiên, nếu như bạn tính tổng diện tích cho cả 2 hạng mục thang máy đăt cạnh thang bộ như thế này thì sẽ tốn kém nhiều diện tích xây dựng hơn vì cần diện tích để đặt cả 2 thang trên cùng một mặt bằng thiết kế.

Phương án lắp đặt thang máy gần với thang bộ trong các mẫu thiết kế nhà có thang máy thương được sử dụng nhiều hơn ở các công trình nhà chuẩn bị xây mới. Rất nhiều khách hàng của chúng tôi yêu cầu việc thực hiện thang như thế này!

Thang máy lồng kính gia đình

6. Ưu điểm của thang máy ở giữa lòng thang bộ.

Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này đó là tiết kiệm diện tích. Đối với những căn nhà có diện tích sử dụng nhỏ thì đây là một cách hiệu quả để bạn tiết kiệm được chi phí xây dựng công trình

Cầu thang bộ khi thiết kế quanh cầu thang máy sẽ có ưu điểm là thoải hơn, do tổng chiều dài thang bộ lớn hơn. Chính vì thế mà chiều cao của bậc cũng thấp hơn so với chiều cao của cầu thang bộ bố trí nằm cạnh thang máy.

Việc thiết kế nhà có thang máy nằm giữa cầu thang bộ sẽ có ưu điểm nữa là giúp tiết kiệm chi phí làm tay vịn cầu thang. Khi tiến hành phương án thi công thiết kế nhà có thang máy nằm giữa thang bộ thì không cần phải sử dụng tay vịn cho cầu thang đó nữa. Gia chủ từ đó cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá cho việc lắp đặt cầu thang như vậy.

7. Nhược điểm của thang máy ở giữa lòng thang bộ.

Do thiết kế nhà có thang máy ở giữa thang bộ sẽ không còn khoảng giếng trời nữa, nên điều này cũng đồng nghĩa với việc, ngôi nhà sẽ không lấy được ánh sáng tự nhiên từ giếng trời và sự thông thoáng của không gian này. Hơn nữa, phần hố thang máy từ dưới lên sẽ tạo cảm giác chướng mắt

Như vậy, với các mẫu thiết kế nhà có thang máy, với từng nhu cầu sử dụng và thi công khác nhau mà mỗi gia chủ có cách thức thiết kế và lắp đặt khác nhau. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ từ các kiến trúc sư, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công, từ đó đưa ra cho bạn những phương án tư vấn thiết kế nhà ở đẹp, ấn tượng và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình!

.

Quý khách xem thêm:

=> Xem Báo Giá Và 50 Mẫu Cửa Nhôm Kính Xingfa Đẹp Mới Nhất

=> Báo Giá Làm Cửa Nhôm Kính, Vách Ngăn Nhôm Kính Giá Rẻ

=> Chiêm Ngưỡng 50 Mẫu Cửa Nhôm Việt Pháp Đẹp Không Ngờ

=> Báo Giá Lắp Đặt Cửa Cuốn Austdoor Đẹp Giá Rẻ Mới Nhất 

=> Xem Báo Giá Và 50 Mẫu Cửa Kính, Vách Kính Cường Lực Đẹp

=> Khám Phá 50 Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp Không Cưỡng Nổi

=> Báo Giá Và 50 Mẫu Biển Hiệu Quảng Cáo Đẹp Đến Không NGờ

=> Báo Giá Và 50 Mẫu Tủ Bếp Nhôm Kính Đẹp Không Thể Bỏ Qua.

=> Xem Ngay 50 Mẫu Nội Thất Ốp Nhựa Đẹp Không Thể Tin Nổi

=> Báo Giá Và 50 Mẫu Cổng Nhôm Đúc Đẹp, Sang Trọng, Đẳng Cấp

=> Tổng Hợp 40 Mẫu Cửa Gỗ Nhựa Composite Đẹp Đến Khó Tin

Phone