Vách kính mặt dựng chân nhện Spider

Là một bức tường kính khổ lớn không khung, các tấm kính được liên kết ghép với nhau bới các định vị hay chốt bằng inox hoặc thép (gọi là spider- chân nhện) kết hợp với keo silicon chuyên dụng. Mặt dựng hệ spider có kết cấu nhẹ nên khả năng tạo hình rất linh hoạt như gấp khúc hay lượn sóng. Vì không có khung nên những công trình sử dụng vách kính spider có tầm nhìn rộng hơn.

Mô tả chi tiết

1. Vách mặt dựng chân nhện Spider là gì?

Vách mặt dựng Spider là vách mặt dựng sử dụng phương pháp không khung, các tấm kính được cố định với nhau bởi các chốt giữ kính và các phụ kiện đi kèm.

Chân nhện được gắn trực tiếp vào tường hoặc khung bê tông, có thể dùng các kỹ thuật khác để gia cố, gia cường thêm cho hệ vách kính để nâng cao tính an toàn cho vách kính.

Vách mặt dựng chân nhện Spider

2. Cấu tạo vách mặt dựng chân nhện Spider

Cấu tạo vách mặt dựng chân nhện Spider gồm các thành phần sau

a. Kính sử dụng

– Kính dùng thưòng là kính cường lực có độ dày 10mm, 12mm, 15mm hoặc cũng có thể là 19mm. Màu sắc kính thường sử dụng là màu xanh lá, xanh đen và trắng trong.

b. Chân nhện Spider

– Chân nhện Spider là một phụ kiện được làm bằng inox 304 để đảm bảo không bị han rỉ khi ở ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, chân nhện có tác dụng liên kết các tấm kính lại khít với nhau đồng thời cũng tăng vẻ đẹp và hoành tráng cho công trình.

– Có 4 loại chân nhện Spider: Loại 1 chân, 2 chân, 4 chân và 6 chân tùy vào từng kết cấu khác nhau mà người ta sử dụng từng loại chân nhện để đảm bảo độ an toàn cho công trình.

c. Bản mã

Bản mã được làm bằng thép kết cấu có độ dày đạt tiêu chuẩn quốc tế, dùng để kết nối spider với dầm bê tông hoặc cột thép bởi hệ thống ốc vít chịu lực.

d. Keo kết cấu

Keo kết cấu, keo phủ chống thấm và chống oxi hóa và một số phụ kiện đi kèm khác.

Chân nhện spider

3. Phân loại vách mặt dựng chân nhện Spider

Vách mặt dựng chân nhện Spider phân theo cách thi công lắp đặt ta có 3 loại sau

– Kết nối Spider vào dầm (dầm sắt, dầm bê tông)

– Sử dụng chống kính đỡ

– Kết nối Spider với dây cáp

Vách mặt dựng chân nhện mặt tiền nhà

4. Những lưu ý khi làm vách mặt dựng chân nhện Spider

– Hầu hết các loại vách mặt dựng kính hiện nay nhìn rất đơn giản nhưng bên trong đó chưa rất nhiều yếu tố liên quan đến kỹ thuật, đặc biệt hệ vách kính sử dụng chân nhện cần phải lựa chọn kính cường lực chuẩn, phụ kiện chân nhện cũng phải là chính hãng. Do đó cần phải đòi hỏi công ty có năng lực thi công vì những lý do sau.

– Để đảm bảo an toàn cho vách kính khi lắp đặt và sử dụng các kỹ sư nội thất có nhiệm vụ đưa ra thiết kế hợp lý nhất chân nhện bắt vào đâu, hệ kết cấu đỡ như thế nào, biện pháp thi công ra sao…

– Đo đạc đặt kính cần tỉ mỉ, làm nhiều lần nếu không phải làm dưỡng cho an toàn

– Lưu ý nhất là biện pháp tổ chức thi công và an toàn khi thi công

– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp về sản phẩm chân nhện như: Kinlong (Trung Quốc), VVP (Thái Lan), Hafele (Đức), Jixin (Trung Quốc), AMG (Đức), Hiwin (Đài Loan), DDT (Việt Nam). Qua nhiều năm thi công nhận thấy sản phẩm VVP, DDT, Kinlong được thị trường Việt Nam tin dùng hơn cả. Một trong nhưng chi tiết nhỏ của Spider mà các nhà thầu thi công hay mắc lỗi đó là chưa quan tâm hết đến Roăng trên chấu bắt kính. Điều này rất ảnh hưởng đến độ an toàn và khả năng ngăn nước của Vách mặt dựng. với vách mặt dựng chúng tôi có quá nhiều kinh nghiệm và bài học kiên quan đến chi tiết này.

 

Vách mặt dựng nhà mặt phố

=> Xem báo giá phim cách nhiệt nhà kính

5. Ứng dụng vách mặt dựng chân nhện Spider

– Vách mặt dựng hệ Spider phù hợp cho các tòa nhà trung tâm thương mại, những tầng dưới của các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, showroom, rạp chiếu phim…nhằm khai thác ưu điểm của những vách kính tấm lớn.

– Với sự chắc chắn lẫn vẻ sang trọng, hiện đại mà vách mặt dựng hệ Spider mang lại, do vậy mà sản phẩm hạng mục này ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta.

Thi công vách mặt dựng kính cường lực

Xem thêm: Mẫu vách mặt dựng Spider

6. Ưu điểm vách mặt dựng chân nhện Spider

– Độ bền của kính cường lực gấp 4-5 lần kính thường giúp tòa nhà (đặc biệt là nhà cao tầng) chống lại sức cản của gió, chống va đập, chống rung, giúp giảm nhiệt cũng như giảm bụi, giảm tiếng ồn cho không gian bên trong.

– Sự trong suốt của kính kết hợp với kết cấu không có khung bao nên đảm bảo thu được hầu hết ánh sáng tự nhiên lọt vào bên trong nhà, tiết kiệm phần lớn chi phí chiếu sáng..

– Vì phương pháp vách kính Spider không sử dụng khung nhôm nên tầm nhìn gần như không hạn chế, giúp tạo cảm giác thoáng đãng, thoải mái.

– Kết cấu vách kính cường lực spider rất nhẹ và linh hoạt, hoàn toàn thích hợp cho hầu hết mặt bằng ốp kính của những tòa nhà. Chân nhện bắt kính thiết kế tinh tế, làm từ chất liệu thép không gỉ chắc chắn, bền nhẹ.

– Kính sử dụng làm mặt dựng là kính cường lực kèm theo là hệ thống ốc, vít, keo không mất bất kỳ một tải trọng nào. Ngay cả khi kính bị phá vỡ, cũng không gây ra sự nguy hiểm nào cho con người.

– Phù hợp cho trang trí sảnh của tòa nhà công cộng và trung tâm thương mại có quy mô lớn, mang đến 1 vẻ đẹp hoàn mỹ trong không gian rộng lớn của kiến trúc kính.

– Ngoài ra vách mặt dựng hệ Spider còn giúp tăng vẻ sang trọng, hiện đại, đáp ứng hoàn hảo cho những cầu thiết kế phức tạp, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Vách kính cường lực đã và đang thịnh hành cùng rất nhiều các công trình hiện đại ngày nay, chẳng hạn như vách kính văn phòng, Vách kính cường lực sử dụng chân nhện thường được sử dụng làm vách kính mặt tiền, vách kính mặt dựng cho các tòa nhà cao tầng, nhằm tận dụng tối đa diện tích sử dụng, đồng thời cũng làm tăng cường vẻ đẹp, tăng cường tính thẩm mỹ và tính tế cho các công trình đó.

Quý khách xem thêm:

Mẫu vách mặt dựng

Giá vách mặt dựng

Cửa nhôm Xingfa

Cửa nhôm Việt Pháp

Cửa vách nhôm kính

Cửa kính cường lực

Cửa nhựa lõi thép

Cửa cuốn Austdoor

Cửa sắt cổng sắt

Cửa inox cổng inox

Trần vách thạch cao

Dịch vụ làm sơn bả

Làm nhà mái tôn

Làm biển quảng cáo

Phone