Quy trình sản xuất cửa nhựa lõi thép
Về cơ bản, quy trình sản xuất cửa nhựa lõi thép uPVC hơi giống so với nhôm. Tại các nhà máy, người ta sản xuất các thanh nhựa định hình (uPVC profiles), từ đây các nhà sản xuất cửa sử dụng những thanh nhựa này cùng với thép định hình phù hợp nhằm tăng cường độ cứng (gia cường) để làm khung cửa các loại
Mô tả chi tiết
1. Điểm khác biệt trong sản xuất khung cửa giữa cửa nhựa và cửa nhôm là ở chỗ:
– Sử dụng thép bên trong để tăng cường độ cứng;
– Hàn liền khung ở các góc;
– Các thanh định hình có tính đồng bộ cao và tính năng chuyên biệt đối với mỗi thanh;
Để sản xuất ra các thanh nhựa định hình, phải dùng bột nhựa PVC (PVC resin), đó là dạng nguyên sinh của nhựa PVC, qua quá trình trộn, ủ với các phụ gia phù hợp. Mỗi một nhà sản xuất có những công thức phối liệu khác nhau để ra nhiều cấp độ sản phẩm. Hỗn hợp nguyên liệu được gia nhiệt và qua máy ép đùn, mỗi định dạng thanh có bộ khuôn (gồm hệ thống khuôn nóng và khuôn lạnh) khác nhau. Thanh nhựa sẽ được đùn ra liên tục, người ta cắt theo chiều dài phù hợp, thông thường là 6m/thanh.
3. Màu sắc uPVC
Khác với một số loại nhựa thường có màu xám, màu nguyên sinh nhựa uPVC là màu trắng.
– Kỹ thuật pha trộn phụ gia và kỹ thuật ép đùn khác nhau sẽ cho ra các chất lượng nhựa uPVC khác nhau. Vì vậy để đánh giá chất lượng, không nên chỉ dùng cảm quan mà cần phải biết rõ các thông số cơ – lý tính: độ chịu uốn, giới hạn bền kéo, độ chịu va đập… Ngoài ra, một thanh nhựa chất lượng cao phải có bề mặt nhựa phải nhẵn, bóng và trai cứng để chống bám bụi, dễ lau rửa, màu sắc phải đồng đều.
– Nhựa uPVC có những tính năng tuyệt vời cho ứng dụng làm khung cửa, tuy vậy xét về độ chịu uốn lại bị hạn chế so với nhôm, sắt. Chính vì vậy người ta sử dụng thép làm tăng khả năng chịu uốn cho khung cửa, gọi là thép gia cường. Với mỗi định đạng thanh nhựa sẽ phải có một loại thép hình phù hợp, thông thường là thép lá dạng băng, cuộn được định hình dạng U, C, G sao cho vừa vặn với lòng bên trong của thanh nhựa.
Máy ép góc các thanh nhựa tạo tạo khung cửa
– Trong sản xuất, trước khi hàn các góc khung cửa, người ta đưa thép vào và bắt vít cố định giữa thép và nhựa. Tại các mối hàn khung cửa sẽ không có thép, chỉ có nhựa được nóng chảy ra lấp gần như kín đặc phần phía bên trong thanh nhựa. Để có sản phẩm chất lượng cao, thép gia cường phải là thanh chạy suốt chiều dài thanh nhựa, ngoài ra không được bỏ qua chỗ khoét lỗ khóa. Tuy nằm phía bên trong thanh nhựa, không tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, nhưng người ta vẫn sơn hoặc mạ chống gỉ cho thép, thanh thép được mạ kẽm nóng sẽ cho tuổi thọ cao nhất. Cửa nhựa lõi thép chất lượng cao (UPVC) chống cháy, không cong vênh, cách âm cách nhiệt tốt
– Khác với các loại cửa truyền thống, đối với cửa nhựa phụ kiện kim khí là một trong những thành phần quan trọng, không thua kém các vật liệu chính khác. Phụ kiện kim khí sẽ quyết định tính ổn định trong vận hành và một vài tính năng quan trọng của một bộ cửa. Khác với nhựa và thép, luôn luôn chiếm môt tỷ trọng ít nhất định trong giá thành sản xuất cửa, phụ kiện kim khí phụ thuộc vào loại cửa, thiết kế và tính năng của bộ cửa, tỷ lệ giá thành chiếm từ 20% đến 50% một bộ cửa, cá biệt có những bộ phụ kiện chiếm tới 70% giá thành sản xuất 1 bộ cửa. Phụ kiện của cửa uPVC bao gồm:
– Bản lề các loại ;
– Khóa, tay khóa, chốt, tay chốt, thanh chặn, thanh hãm, ray trượt, bánh xe trượt…
– Chất lượng vật liệu, thường bằng thép hợp kim, nhôm hợp kim có mạ chống gỉ;
– Tính đồng bộ trong mỗi bộ phụ kiện;
– Vận hành ổn định và có thể điều chỉnh được theo yêu cầu trong sinh hoạt;
– Hình thức đẹp, màu sắc phù hợp với màu khung cửa;
– Bền lâu dưới mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng không bị biến dạng ở nhiệt độ 820C nhờ công thức pha trộn lý tưởng sử dụng các chất phụ gia cao cấp như Titan Đioxít..giúp cửa nhựa lõi thép chống lại mọi tác động khắc nghiệt của thời tiết đồng thời ngăn chặn hoàn toàn tác động của tia tử ngoại
Phôi thép gia cường
Để chọn phụ kiện kim khí phù hợp nên chọn các nhãn hiệu có uy tín ở Việt Nam như: GQ, G-U, ROTO…
Kính và Pano: Cửa nhựa uPVC là thệ hệ cửa mới, phù hợp với kiến trúc hiện đại vì vậy nó sẽ gắn liền với việc sử dụng kính. Hiện nay trên thị có đủ các chủng loại kính đáp ứng các yêu cầu cho mọi loại cửa, mọi công năng sử dụng các công trình:
– Kính không màu thông thường;
– Kính an toàn: gồm kính 2 lớp ghép, chống vỡ và kính cường lực không vỡ mảnh (khi vỡ sẽ vỡ vụn, dạng hạt ngô, hạt lựu..);
– Kính chịu lực: kính có độ dày 05 ly, 08ly, 10ly, 12ly, 15ly hoặc dày hơn nữa;
– Kính màu các loại;
– Kính hoa văn trang trí: gồm kính có hoa văn hoặc kính được khắc, mài, sơn hoặc dán các họa tiết trang trí theo yêu cầu;
– Kính cách âm, cách nhiệt: kính hộp 2 hoặc 3 lớp kính có các khoảng không ở giữa;
– Kính chống nóng: kính được dán lớp chống bức xạ mặt trời, hạn chế các tia có hại cho con người và đồ dùng
– Kính có công dụng đặc biệt: chống bom, chống đạn, kính 1 chiều…
– Ngoài ra, còn có các lại kính nhập khẩu từ Thailand, Indonexia, Bỉ, CH Pháp…
Kính có chất lượng cao phải trong suốt hoặc có màu sắc đồng đều, bề mặt không có gợn sóng, không có lỗi bọt khí. Hiện tại ở Việt Nam phôi kính chất lượng cao phần lớn được sản xuất bởi các nhà máy kính nổi, như: Liên Doanh Kính Nổi Việt Nam (VFG – Việt Nhật), Kính Bình Dương và một số kính nhập khẩu khác… các nhà sản xuất kính an toàn, kính hộp… đều sử dụng phôi kính từ các nguồn này.
* Tuy chủ yếu sử dụng kính, nhưng theo yêu cầu thiết kế, một số loại cửa có thể sử dụng ván pano như cửa phòng, cửa công trình phụ, vách ngăn trong nhà… Các loại ván pano thường được sử dụng: – Pano đặc: là những tấm nhựa liền phẳng kích thước 1.000 x 2.000mm hoặc 1.220 x 2.440mm, có thể gia công thêm huỳnh (nổi) hoặc rãnh (chìm) phục vụ nhu cầu trang trí;
– Pano thanh: được ghép bởi các thanh nhựa định hình sản xuất theo phương pháp ép đùn, chất lượng khá tốt, giá thành thấp, tuy tính thẩm mỹ không cao.
Quý khách xem thêm