Có Những Loại Trần Thạch Cao Nào Hiện Nay?

Ngày nay, sử dụng thạch cao trong ngành xây dựng đang được xem là một xu hướng điển hình. Đặc biệt là sản phẩm trần thạch cao bởi tính ứng dụng cao: đa dạng trong thiết kế, nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm trong thi công. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về thạch cao chắc chắn sẽ gặp bỡ ngỡ, bối rối trong việc phân biệt các loại trần thạch cao.

Mô tả chi tiết

 

Làm trần vách thạch cao tại Hà Nội và khu vực phía bắc: 0975.262.427

Làm trần vách thạch cao tại TPHCM và khu vực phía nam: 0979.931.010

1. Kết cấu trần thạch cao.

Trần thạch cao là hạng mục trần nhà được thi công và lắp đặt bằng tấm thạch cao và được giữ bởi khung xương chuyên dụng hay còn gọi là khung xương thạch cao. Những khung xương thạch cao được thiết kế và gắn kết lên trần bê tông (sàn, dầm, mái tôn,… và định hình tấm thạch cao thành một khối theo thiết kế (lớp trần cuối cùng – trần giả).

Thông thường, người ta dựa theo một số tiêu chí để phân loại trần thạch cao. Đó chính là phân loại theo chức năng, phân loại theo kiểu dáng và cuối cùng là theo cấu tạo. Chúng ta sẽ vào từng tiêu chí cụ thể của từng loại nhé.

Trần thạch cao hiện đại

2. Phân loại trần thạch cao theo chức năng.

Tùy mục đích sử dụng và nhu cầu, người tiêu dùng ngày càng nâng cao yêu cầu đối với ngôi nhà của mình. Có người cần trần nhà phải cách âm, người yêu cầu phải chống ẩm, người lại đòi hỏi tính an toàn, chống cháy… Để đáp ứng hết thảy khách hàng, từ trần thạch cao thông thường, ngày nay người ta đã cải tiến thành ba loại trần theo chức năng.

a. Trần thạch cao cách âm.

Trần thạch cao thông thường đã được xem là loại vật liệu cách âm cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, ở sản phẩm trần thạch cao cách âm, khả năng cách âm gấp 1,5 lần so với trần kiểu cũ.

Về cấu tạo trần cách âm cơ bản bao gồm khung xương, bông thủy tinh, tấm thạch cao. Khả năng cách âm tối đa của loại trần này còn dựa vào lớp giấy giảm âm Glass Matt cùng với sự bao bọc khăng khít của lớp bông thủy tinh. Từ đó tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả, ngăn chặn đường đi của âm thanh và giảm âm lượng của tiếng ồn. Mang đến cho bạn không gian sống yên tĩnh, thoải mái. Cũng bởi vậy mà thạch cao cách âm được ưa chuộng trong thiết kế nhà máy, phòng karaoke,…

b. Trần thạch cao chống cháy

Trần chống cháy được cấu tạo bởi bột thạch cao trộn với thủy tinh. Sự kết hợp này giúp giảm tỷ lệ dẫn nhiệt tối đa. Do đó, trần thạch cao không hấp thụ độ nóng, hạn chế việc thất thoát nhiệt ra ngoài. Cũng nhờ cấu trúc cấu tạo này, trần thạch cao được coi là giải pháp chống cháy tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn. Sức chịu lửa của nó có thể lên đến 2 – 3h đồng hồ.

c. Trần thạch cao chống ẩm

Việt Nam là quốc gia có kiểu khí hậu nhiệt đới cộng với lượng mưa tương đối nhiều quanh năm. Chính vì vậy, ở nhiều khu vực, yếu tố cần phải đặt lên hàng đầu của ngôi nhà cũng như trần nhà đó là tính chống ẩm. Để tối ưu khả năng chống ẩm cho trần nhà, trần thạch cao chống ẩm sẽ có cấu tạo gồm có một lớp sơn chống thấm bao phủ bên ngoài. Tiếp đến là 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau tấm thạch cao. Đặc biệt là có sự góp mặt của phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu. Bởi lẽ đó, loại vật liệu này có khả năng chống ẩm gần như là hoàn hảo.

Trần thạch cao tân cổ điển

=> Xem Báo Giá Và 60 Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp

=> Khám Phá 45 Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Khách Đẹp

3. Phân loại trần thạch cao theo kiểu dáng.

Dựa trên nhu cầu và sở thích của gia chủ, cũng như thiết kế, họa tiết trang trí trần thạch cao cũng được chia thành ba loại chính: Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển và trần hiện đại.

Trần thạch cao cổ điển: Họa tiết trang trí trần thường là các họa tiết cầu kì, mang phong cách rất hoàng gia, quý tộc, kết hợp với đèn chùm treo càng thêm ấn tượng.

Trần thạch cao tân cổ điển: Cái tên “tân cổ điển” đã gần như thể hiện đặc điểm của loại trần này. Chúng chính là sự giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Và đèn chùm vẫn là bộ đôi kết hợp hoàn hảo với trần thạch cao tân cổ điển. Tuy nhiên, trong trường hợp này, loại đèn được dùng có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

Trần thạch cao hiện đại: Cuối cùng, trần thạch cao hiện đại là kiểu trần tân tiến, được xem là đa dạng và linh động nhất. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo đúng phong cách của bạn. Tạo nên nét cá tính, khác biệt cho ngôi nhà của bạn.

Trần thạch cao cổ điển

=> Top 45 Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Ngủ Đẹp, Hiện Đại

=> Báo Giá Dịch Vụ Thi Công Sơn Nhà, Sơn Tường Đẹp Giá Rẻ

4. Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo.

a. Trần thạch cao nổi.

Cái tên trần nổi (trần thả) được đặt đúng theo đặc tính của loại trần này. Nghĩa là, sau khi hoàn thiện, người ta vẫn có thể nhìn thấy một phần khung xương trần. Bởi thao tác đặc trưng khi thi công, người thợ sẽ định hình khung xương trước, sau đó thả các tấm thạch cao vào đúng vị trí đã định, nằm ngay lên khung. Ưu điểm của loại trần này là thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, dễ dàng tháo lắp sửa chữa trần nhà cũng như mạng lưới điện. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần thả lại không cao.

b. Trần thạch cao chìm.

Trần thạch cao chìm được đánh giá là loại trần có tính thẩm mỹ hoàn hảo, vượt trội hơn cả các loại trần cũ. Cấu tạo khung xương được giấu hoàn toàn bên trong tấm thạch cao. Đem lại một mặt trần phẳng, mịn gần như tuyệt đối mang lại hiệu ứng không gian cực kì tốt. Kiểu trần này rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở, hoặc những công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ. Hạn chế duy nhất ở kiểu trần này, là khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư. Trần thạch cao chìm gồm 2 loại như sau:

  • Trần thạch cao phẳng. Trần phẳng có hình dáng giống trần đúc, trần bê tông. Tuy nhiên, do trần thạch cao có độ mịn, phẳng gần như tuyệt đối nên kiểu trần này tạo được hiệu ứng tốt hơn.
  • Trần thạch cao giật cấp. Có thể khẳng định đây là kiểu trần hàm chứa toàn bộ “hồn cốt” của trần thạch cao. Sở dĩ vậy, vì bên cạnh những ưu điểm chung của trần thạch cao, trần giật cấp là kiểu trần có tính thẩm mỹ đạt ở mức độ hoàn hảo nhất. Về định nghĩa, có thể hiểu đơn giản, trần thạch cao giật cấp là dạng trần được giật xuống từng tầng khác nhau. 

Trần thạch cao có thể áp dụng với nhiều vị trí khác nhau của công trình từ trần thạch cao phòng khách, trần thạch cao phòng ngủ, trần thạch cao phòng bếp, trần thạch cao hành lang dành cho nhà ở. Trần thạch cao cho các công trình khác cũng rất phong phú từ trần thạch cao shop, Showroom… Chỉ cần khách hàng có nhu cầu là đơn vị thi công đều đáp ứng tốt nhất cho bạn.

Thi công trần vách thạch cao đẹp

5. Những điều cần biết khi làm trần thạch cao.

Cần lưu ý trước khi làm trần thạch cao bạn nên tìm hiểu rõ về loại trần muốn làm. không gian của bạn như thế nào, có phù hợp với không gian của bạn không sau đó mới nên cân nhắc lựa chọn chất lượng vật tư thi công.

Lựa chọn đơn vị thi công là vấn đề đáng cân nhắc vì hiện nay rất nhiều đội thợ đặt lợi nhuận lên trên, bớt xén vật tư dẫn đến chất lượng không đảm bảo, làm xong không có trách nhiệm với công trình của họ.

Là đơn vị chuyên thi công và sửa trần thạch cao bị hư hỏng. Chuyên sữa chữa trần bị bong trong, nứt gãy hoặc trần không đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc sửa chữa hoặc thi công đóng mới một căn phòng, đừng quên đơn vị chúng tôi chuyển thi công trần thạch cao giá rẻ, chất lượng, uy tín đặt lên hàng đầu, giá cạnh tranh nhất thị tường cùng với chế độ bảo hành dài hạn, luôn được khách hàng tín nhiệm trong nhiều năm qua.

Các dự dán mà chúng tôi đã thi công luôn được sự hài lòng về chất lượng. Với đội ngũ thi công lành nghề, có tâm và kĩ thuật cao, chúng tôi luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách hàng khi hợp tác.

Quý khách xem thêm: